4 tàu hải giám Trung Quốc đi vào lãnh hải Nhật Bản
Tàu hải giám Trung Quốc. (Nguồn: AFP/JCG)Hãng tin Kyodo dẫn Lực lượng Bảo vệ bờ biển Nhật Bản (JCG) cho biết ngày 4/11, bốn tàu hải giám của Trung Quốc đã đi vào khu vực mà Tokyo xem là một phần lãnh hải Nhật Bản, gần quần đảo tranh chấp Senkaku, mà Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư, trên Biển Hoa Đông.Đây là ngày thứ ba liên tiếp tàu Trung Quốc xuất hiện ở khu vực này và là ngày thứ 11 như vậy kể từ khi Nhật Bản quốc hữu hóa ba trong số năm đảo thuộc chuỗi đảo Senkaku/Điếu Ngư hôm 11/9 vừa qua. Theo JGC, sau khi một tàu tuần tra Nhật Bản phát thông điệp cảnh báo, các tàu Trung Quốc đáp lại bằng tiếng Anh và tiếng Trung rằng tàu Nhật Bản cần "rời ngay lập tức" khỏi lãnh hải Trung Quốc.Trong khi đó, Tân Hoa xã dẫn một thông báo của Cục Hải dương quốc gia Trung Quốc nói rằng ngày 4/11, bốn tàu hải giám nước này đã thực hiện tuần tra ngoài khơi quần đảo Điếu Ngư/Senkaku.Theo thông báo, đội tàu gồm Hải giám 15, Hải giám 26, Hải giám 27 và...
Hãng tin Kyodo dẫn Lực lượng Bảo vệ bờ biển Nhật Bản (JCG) cho biết ngày 4/11, bốn tàu hải giám của Trung Quốc đã đi vào khu vực mà Tokyo xem là một phần lãnh hải Nhật Bản, gần quần đảo tranh chấp Senkaku, mà Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư, trên Biển Hoa Đông.
Đây là ngày thứ ba liên tiếp tàu Trung Quốc xuất hiện ở khu vực này và là ngày thứ 11 như vậy kể từ khi Nhật Bản quốc hữu hóa ba trong số năm đảo thuộc chuỗi đảo Senkaku/Điếu Ngư hôm 11/9 vừa qua. Theo JGC, sau khi một tàu tuần tra Nhật Bản phát thông điệp cảnh báo, các tàu Trung Quốc đáp lại bằng tiếng Anh và tiếng Trung rằng tàu Nhật Bản cần “rời ngay lập tức” khỏi lãnh hải Trung Quốc.
Trong khi đó, Tân Hoa xã dẫn một thông báo của Cục Hải dương quốc gia Trung Quốc nói rằng ngày 4/11, bốn tàu hải giám nước này đã thực hiện tuần tra ngoài khơi quần đảo Điếu Ngư/Senkaku.
Theo thông báo, đội tàu gồm Hải giám 15, Hải giám 26, Hải giám 27 và Hải giám 50 tiến vào vùng biển để thực hiện các hoạt động bình thường “bảo vệ chủ quyền” của Trung Quốc đối với quần đảo trên.
Tranh chấp chủ quyền quần đảo ở biển Đông nói trên đã làm leo thang căng thẳng trong quan hệ song phương Trung-Nhật thời gian gần đây. Sau động thái quốc hữu hóa của Nhật Bản, quan hệ ngoại giao hai nước rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng đồng thời kể từ thời điểm đó, Trung Quốc thường xuyên điều tàu hải giám và ngư chính đi vào vùng biển tiếp giáp chuỗi đảo này, làm gia tăng quan ngại về nguy cơ bùng nổ một cuộc đối đầu Trung-Nhật trên biển, đẩy khu vực Đông Bắc Á rơi vào bất ổn. |
Theo Dangcongsan.vn
Ý kiến ()