4 cạm bẫy cần tránh khi đăng ký mua bảo hiểm du lịch
Bạn phải mua bảo hiểm du lịch ngay sau khi đặt chuyến đi và bạn sẽ được bảo hiểm chi trả cả cho việc hủy chuyến hoặc bất kỳ rủi ro nào khác có liên quan trước khi bạn khởi hành chuyến đi của mình.
Trong thời kỳ lạm phát và giá năng lượng đắt đỏ, hội “cuồng chân” chọn bỏ qua các loại phí bảo hiểm đi lại để tiết kiệm tiền. Thế nhưng, các chuyên gia cho biết rằng đây là một giải pháp sai lầm có thể khiến bạn thậm chí tốn… nhiều tiền hơn.
Bảo hiểm du lịch sẽ bồi thường cho các chi phí phát sinh, viện phí liên quan tới con người và tài sản. Chính vì vậy, loại bảo hiểm này sẽ là một trong những phương án bảo vệ sức khỏe và tài chính của bạn và gia đình khi đi du lịch hoặc công tác.
Thế nhưng, bảo hiểm du lịch là loại hình bảo hiểm du lịch không bắt buộc. Nhiều người không đăng ký mua bảo hiểm để tiết kiệm chi phí.
Thế nhưng, theo tờ The Independent, quyết định này sẽ gây ra những hậu quả “đắt giá,” đặc biệt là với người đi du lịch nước ngoài.
“Bạn sẽ phải chịu phí bồi thường đắt đỏ hơn nếu chẳng may dính vào một vụ tai nạn ở nước ngoài. Hóa đơn bồi thường có thể lên tới gần 500 USD với các tai nạn nghiêm trọng,” dẫn theo tờ báo.
Để giúp khách du lịch tận dụng tối đa các lựa chọn bảo hiểm du lịch của họ, Simon Taylor, Giám đốc phụ trách tại Ngân hàng Sainsbury’s, nêu rõ sáu cạm bẫy cần tránh khi chọn mua bảo hiểm.
1. Bỏ qua các khoản bồi thường nhỏ
Mọi tình huống đều có thể xảy ra. Vì vậy, theo Simon Taylor, tốt nhất là nên chọn mua loại bảo hiểm chi trả càng nhiều rủi ro càng tốt.
“Chi trả các khoản phí liên quan đến COVID-19 là điều quan trọng khi di chuyển từ quốc gia này sang quốc gia khác. Đừng quên cân nhắc các loại bảo hiểm chi trả cho các trường hợp khẩn cấp lẫn phát sinh bất ngờ như bị gãy xương, vỡ điện thoại…,” Giám đốc Taylor cho biết.
2. Đăng ký bảo hiểm vào phút chót
Nghiên cứu của Sainsbury’s Bank chỉ ra rằng cứ 10 người thì có một người đợi đến một tuần trước chuyến đi mới chịu đăng ký bảo hiểm.
Giám đốc phụ trách tại Ngân hàng Sainsbury’s – Simon Taylor, nói: “Bạn phải mua bảo hiểm du lịch ngay sau khi đặt chuyến đi và đảm bảo rằng chính sách có hiệu lực ngay lập tức. Bằng cách này, bạn sẽ được bảo hiểm chi trả cả cho việc hủy chuyến hoặc bất kỳ rủi ro nào khác có liên quan trước khi bạn khởi hành chuyến đi của mình.”
3. Chọn gói bảo hiểm
Nếu bạn là người cuồng chân và chắc chắn mỗi năm sẽ đi du lịch ít nhất 2-3 lần, ông Taylor khuyên rằng nên chọn mua gói bảo hiểm du lịch hằng năm thay vì chỉ mua cho mỗi chuyến đi riêng lẻ. “Như vậy sẽ tiết kiệm chi phí và công sức của bạn.”
4. Kiểm tra mức độ chi trả
Nếu bạn lên kế hoạch kỳ nghỉ với đầy ắp các hoạt động mảo hiểm như đua xe đạp, leo núi, trượt tuyết, lặng biển, bạn nên kiểm tra cẩn thận mức độ chi trả của gói bảo hiểm. Đôi khi những rủi ro xảy ra khi tham gia thể thao mạo hiểm sẽ không nằm trong chính sách. Đấy là lúc bạn nên chuyển sang một loại bảo hiểm khác để phòng hờ rủi ro.
Mặc dù không bắt buộc, bảo hiểm du lịch vẫn là gói chi phí bạn nên cân nhắc để phòng hờ mọi rủi ro khi đi du lịch. Trên đây là 4 lưu ý của chuyên gia giúp bạn chọn được gói bảo hiểm đáng tiền và hiệu quả nhất./.
Ý kiến ()