8 thuyền viên, trong đó có 3 người Việt Nam trên tàu cá Hàn Quốc bị cháy tại vùng biển Nhật Bản đã được cứu thoát. Cơ quan chức năng Việt Nam đang triển khai những biện pháp tích cực nhằm bảo vệ quyền lợi cho 3 lao động này. Lãnh đạo Cục quản lý lao động Ngoài nước, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội cho biết, Cục đã nhận được Công văn từ Cục Lãnh sự - Bộ Ngoại giao thông báo về việc trưa ngày 13/3/2012, một tàu cá Hàn Quốc hiệu 2006 Nam Seong bị cháy và chìm tại vùng biển Nhật Bản, cách thành phố Minamisatsuma, tỉnh Kangoshima, Nhật Bản khoảng 250km, trên tàu có 10 thuyền viên (7 thuyền viên Hàn Quốc và 3 thuyền viên Việt Nam). Lực lượng bảo vệ biển Nhật Bản sau đó đã cứu sống được 5 thuyền viên Hàn Quốc và 3 thuyền viên Việt Nam, hiện còn 2 thuyền viên Hàn Quốc mất tích.Cơ quan chức năng cho biết, 3 thuyền viên Việt Nam làm việc trên tàu Hàn Quốc hiệu 2006 Nam Seong bị cháy tại Nhật Bản gồm: Nguyễn Văn Tâm (sinh ngày 17/08/1973,...
8 thuyền viên, trong đó có 3 người Việt Nam trên tàu cá Hàn Quốc bị cháy tại vùng biển Nhật Bản đã được cứu thoát. Cơ quan chức năng Việt Nam đang triển khai những biện pháp tích cực nhằm bảo vệ quyền lợi cho 3 lao động này.
Lãnh đạo Cục quản lý lao động Ngoài nước, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội cho biết, Cục đã nhận được Công văn từ Cục Lãnh sự – Bộ Ngoại giao thông báo về việc trưa ngày 13/3/2012, một tàu cá Hàn Quốc hiệu 2006 Nam Seong bị cháy và chìm tại vùng biển Nhật Bản, cách thành phố Minamisatsuma, tỉnh Kangoshima, Nhật Bản khoảng 250km, trên tàu có 10 thuyền viên (7 thuyền viên Hàn Quốc và 3 thuyền viên Việt Nam). Lực lượng bảo vệ biển Nhật Bản sau đó đã cứu sống được 5 thuyền viên Hàn Quốc và 3 thuyền viên Việt Nam, hiện còn 2 thuyền viên Hàn Quốc mất tích.
Cơ quan chức năng cho biết, 3 thuyền viên Việt Nam làm việc trên tàu Hàn Quốc hiệu 2006 Nam Seong bị cháy tại Nhật Bản gồm: Nguyễn Văn Tâm (sinh ngày 17/08/1973, số hộ chiếu B1470378, quê quán: Quảng Bình), do Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1 (CIENCO 1) đưa đi; Phan Quốc Xuân (sinh ngày 5/6/1973, số hộ chiếu: B2432252, quê quán: Quảng Bình), Công ty Cổ phần Phát triển nguồn nhân lực (LOD) đưa đi; Lê Văn Thành (sinh ngày 22/09/1984, số hộ chiếu: B2415757, quê quán: Hà Tĩnh), do Công ty Cổ phần XKLĐ thương mại và Du lịch (TTLC) đưa đi.
Lãnh đạo Cục khẳng định, để đảm bảo an toàn, quyền và lợi ích chính đáng của người lao động, ngày 14/3, Cục đã có công văn gửi 3 công ty đưa người lao động đi liên hệ và phối hợp với các bên liên quan (Chủ tàu, Công ty đại lý Hàn Quốc) để giải quyết vụ việc, đồng thời liên hệ với Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao, Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc và Nhật Bản (Ban Quản lý lao động) nhằm báo cáo, cung cấp những giấy tờ cần thiết để Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc cấp giấy tờ đi lại cho người lao động (nếu đã bị mất) và đề nghị Đại sứ quán hỗ trợ trong quá trình giải quyết vụ việc.
Cùng đó, yêu cầu chủ tàu đưa người lao động được cứu vào bệnh viện để điều trị, phục hồi sức khỏe. Nếu người lao động có nguyện vọng về nước sau khi ra viện, yêu cầu các bên liên quan giải quyết thỏa đáng quyền lợi hợp pháp cho người lao động; mua vé máy bay, làm thủ tục đưa người lao động về nước an toàn và làm các thủ tục liên quan đến chế độ bảo hiểm (nếu có) và thanh lý hợp đồng với người lao động sau khi về nước theo quy định của pháp luật.
Trường hợp người lao động có nguyện vọng tiếp tục ở lại làm việc, yêu cầu Công ty làm việc với đối tác và chủ sử dụng lao động phía Hàn Quốc tạo điều kiện tiếp nhận lại hoặc chuyển chủ sử dụng lao động cho người lao động theo hợp đồng được ký giữa các bên và theo quy định hiện hành.
Được biết, gia đình 3 thuyền viên tại Việt Nam cũng đã nhận được tin báo về tình hình của con em mình.
Theo Dantri
Ý kiến ()