12 trải nghiệm khách hàng giúp tăng doanh thu trong mùa siêu mua sắm
Theo báo cáo, sự mong đợi mùa mua sắm lớn hiện dao động ở mức 4/5; 91% người tiêu dùng sẽ mua sắm trong mùa lễ hội cuối năm; 76% người tiêu dùng sẽ tăng chi tiêu trong dịp này.
Mùa siêu mua sắm cuối năm luôn là thời gian đáng mong chờ nhất của cả người mua sắm và nhà tiếp thị.
Năm nay, mùa siêu mua sắm được dự đoán sẽ càng nhộn nhịp hơn khi xã hội bước vào giai đoạn bình thường mới – sống chung cùng COVID-19, tuy nhiên COVID-19 đã khiến hành vi người dùng thay đổi đáng kể, nhu cầu người dùng cũng trở nên khắt khe và “khó chiều” hơn. Vì vậy, đây là lúc các marketers cần phải cải tiến chiến lược marketing, đặt người dùng làm trọng tâm để truyền tải những trải nghiệm khách hàng tốt nhất.
Theo báo cáo, sự mong đợi mùa mua sắm lớn hiện dao động ở mức 4/5; 91% người tiêu dùng sẽ mua sắm trong mùa lễ hội cuối năm; 76% người tiêu dùng sẽ tăng chi tiêu trong dịp này; 91% người tiêu dùng cho biết mùa siêu mua sắm khuyến khích họ mua thử ở những thương hiệu mới; 75% người dùng sẽ tiếp tục mua hàng ở những thương hiệu quen thuộc.
Từ số liệu trên, dễ dàng thấy người tiêu dùng đã bắt đầu lên kế hoạch sớm cho mùa siêu mua sắm, đây chính là cơ hội vàng mà các marketer không thể bỏ qua để mở rộng sự hiện diện thương hiệu của mình.
Tuy nhiên, cơ hội luôn đi cùng thách thức. Sau đây là các thách thức tiêu biểu và một vài giải pháp khắc phục.
Tình trạng bỏ quên giỏ hàng
Nhìn chung, trong suốt quá trình mua sắm online, gần 8 trong 10 khách hàng online bỏ quên giỏ hàng trước khi hoàn tất việc mua sắm, cụ thể hơn, trên các kênh mua sắm chính của người dùng, tỷ lệ bỏ quên giỏ hàng online chiếm hơn 77%. Vậy nên, nếu người dùng không đi theo hình trình như mong đợi, đây chính là giải pháp cho bạn.
Giải pháp
Nắm bắt hành vi khách hàng là bí quyết giúp bạn đi đúng hướng. Tương tác với người dùng cần được diễn ra thường xuyên, liền mạch, đúng thời điểm và đúng thông điệp. Bạn hãy bắt đầu từ việc tổng hợp dữ liệu người dùng từ các mùa mua sắm trước, phân tập thành các nhóm người dùng có nhu cầu khác nhau, từ đó thiết kế những trải nghiệm cá nhân hóa đa kênh với thông điệp riêng biệt để tạo dấu ấn trong lòng khách hàng.
Cải thiện quá trình khám phá sản phẩm
“Có quá nhiều sản phẩm đang giảm giá, những thời gian có hạn, tôi không tìm thấy sản phẩm mình cần!” Bạn hãy thử đặt mình vào vị trí người dùng, chắc chắn bạn đã từng bối rối như thế khi tìm kiếm sản phẩm mình cần.
Bạn sẽ mất người dùng rất nhanh chóng khi họ cảm thấy chán nản vì không được đáp ứng đúng nhu cầu. Vậy nên, đừng để mất khách hàng vì trải nghiệm tìm kiếm sản phẩm còn nhiều thiếu sót.
Giải pháp
Tính năng story giống như Facebook hiện đã quá quen thuộc và khá được người dùng ưa chuộng, vậy tại sao chúng ta không thử giúp người dùng khám phá sản phẩm theo cách đó? Dựa trên sở thích, hành vi người dùng, sản phẩm đã xem trước đó để hiển thị những sản phẩm có giá trị cao và nội dung lên hàng đầu.
Bạn cũng có thể theo dõi danh mục, sản phẩm, hashtag và biết được thương hiệu nào đang hoạt động tốt hay mặt hàng nào bán chạy.
Ngoài ra, vẫn còn những thử thách khác khiến marketers gặp khó khăn trong việc tối ưu hoá doanh thu của doanh nghiệp và các giải pháp, bạn có thể tìm hiểu thêm từ ebook “12 trải nghiệm khách hàng giúp tăng doanh thu trong mùa siêu mua sắm 2021.”./.
Theo Vietnamplus
Ý kiến ()