Kinh tế thế giới năm 2010 đã chứng kiến những thương vụ nhiều bất ngờ trong bối cảnh đà phục hồi hậu khủng hoảng diễn ra "xuôi chèo, mát mái". Sau đây là 10 thương vụ được bình chọn theo tạp chí TIME.1. United Unites "kết duyên" với ContinentalNgành hàng không lại có một năm rất đặc biệt. Tháng Năm, United và Continental tuyên bố kế hoạch "kêt hôn" trị giá 3,2 tỷ USD để cho ra đời hãng hàng không lớn nhất thế giới.Khi hình thành, công ty sẽ phục vụ tại 378 sân bay với các phi trường trung tâm ở 10 thành phố, tổ chức 5.851 lượt khởi hành mỗi ngày và thu hút 144 triệu khách ước tính mỗi năm.Sự kết hợp này cũng sẽ mang về khoản doanh thu hơn 30 tỷ USD mỗi năm, tức nhiều hơn 50% so với đối thủ xếp sau gần nhất là American Airlines. Điểm gây bất đồng lớn nhất có lẽ chính là logo công ty. Vào khoảng cuối năm 2011 hoặc đầu 2012, công ty sáp nhập sẽ do United vận hành nhưng sử dụng quả cầu vàng của Continental làm logo. Chiến dịch bảo vệ bông...
Kinh tế thế giới năm 2010 đã chứng kiến những thương vụ nhiều bất ngờ trong bối cảnh đà phục hồi hậu khủng hoảng diễn ra “xuôi chèo, mát mái”. Sau đây là 10 thương vụ được bình chọn theo tạp chí TIME.
1. United Unites “kết duyên” với Continental
Ngành hàng không lại có một năm rất đặc biệt. Tháng Năm, United và Continental tuyên bố kế hoạch “kêt hôn” trị giá 3,2 tỷ USD để cho ra đời hãng hàng không lớn nhất thế giới.
Khi hình thành, công ty sẽ phục vụ tại 378 sân bay với các phi trường trung tâm ở 10 thành phố, tổ chức 5.851 lượt khởi hành mỗi ngày và thu hút 144 triệu khách ước tính mỗi năm.
Sự kết hợp này cũng sẽ mang về khoản doanh thu hơn 30 tỷ USD mỗi năm, tức nhiều hơn 50% so với đối thủ xếp sau gần nhất là American Airlines. Điểm gây bất đồng lớn nhất có lẽ chính là logo công ty. Vào khoảng cuối năm 2011 hoặc đầu 2012, công ty sáp nhập sẽ do United vận hành nhưng sử dụng quả cầu vàng của Continental làm logo. Chiến dịch bảo vệ bông tulip của United cho tới nay đã thất bại.
tle=”” alt=”” src=”http://vef.vn/assets/images/unitedcontinental.jpg”>
2. Đợt IPO của General Motors
Đợt phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu dự kiến thu về khoảng 23,1 tỷ USD của GM sẽ biến đây trở thành vụ IPO lớn nhất trong lịch sử và cho Washington cơ hội tự hào gọi cuộc giải cứu “Government Motors” (chính phủ Mỹ đã tung tiền cứu GM khỏi phá sản sau khủng hoảng tài chính) là một thành công.
Cổ phiếu ban đầu được định giá khoảng 27,50 USD, nhưng cuối cùng được bán với giá 33 USD.Tính hấp dẫn của thương vụ này một phần do sự hồi sinh mạnh mẽ của GM quyết định. Công ty đã đạt lợi nhuận 5 tỷ USD trong chín tháng đầu năm nay.
Nếu năm nay kết thúc dư giả, đây sẽ là năm có lợi nhuận đầu tiên của hãng xe hơi này kể từ năm 2004. Chú Sam (chính phủ Mỹ) đã đổ gần 50 tỷ USD vào GM lúc đỉnh điểm của cuộc suy thoái để cứu thoát công ty khỏi bị đóng cửa.
Cổ phiếu của GM vẫn phải tăng tới 49 USD hoặc 47 USD nữa chính phủ mới mong hòa vốn. Dẫu vậy, đợt IPO này đặt GM gần thêm một bước nữa tới việc đưa Washington ra khỏi luồng tài chính của mình.
tle=”” alt=”” src=”http://vef.vn/assets/images/generalmotors.jpg”>
3. Sanofi-Aventis táo bạo hỏi mua Genzyme
Nếu hoàn thành, lời đề nghị mua lại công ty công nghệ sinh học Genzyme trị giá 18,5 tỷ USD của hãng sản xuất thuốc Pháp Sanofi-Aventis sẽ trở thành vụ thôn tính lớn nhất trong năm. Sanofi muốn Genzyme vì một số thuốc chữa các bệnh hiếm của công ty này như bệnh Fabry, loại rối loạn gen chủ yếu gây ra bệnh thận.
Tuy nhiên, Ban giám đốc Genzyme cho biết, Genzyme muốn nâng đề nghị của mình lên gần 24 tỷ USD. Trong bối cảnh đó, CEO của Sanofi, Christopher Viehbacher, tuyên bố ông sẽ không thay đổi.
tle=”” alt=”” src=”http://vef.vn/assets/images/sanofiaventis.jpg”>
4. MetLife “về” AIG
Năm ngoái, cựu CEO hiếu chiến của MetLife Robert Benmosche đảm trách nỗ lực vực dậy AIG, và trả lại 130 tỷ USD hỗ trợ mà nhà bảo hiểm này vay từ chính phủ Mỹ khi khủng hoảng tài chính lên đến đỉnh điểm.
Năm nay, ông đạt được một số thỏa thuận giúp ông tiến gần hơn tới thành công. Phải kể đến trong số đó là quyết định bán công ty bảo hiểm nhân thọ quốc tế của AIG là Alico cho ông chủ cũ của ông. Thỏa thuận này mang về 16 tỷ USD cho AIG, trong đó gần 7 tỷ USD là tiền mặt. Phần còn lại trả bằng chứng khoán MetLife. Tổng lại, AIG hiện có gần 40 tỷ USD tiền mặt, và chứng khoán của AIG đã tăng gần 40% trong 10 tháng đầu năm nay.
Thế nhưng, Benmosche có thể sẽ không ở lại để hoàn thành nốt cuộc xoay chuyển của mình. Trong tháng 10, vị giám đốc điều hành này tuyên bố ông sẽ phải đi điều trị bệnh ung thư.
tle=”” alt=”” src=”http://vef.vn/assets/images/aig.jpg”>
5. Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc cổ phần hóa
Đợt phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu của Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc (Ag Bank) mùa hè vừa rồi còn là điều không tưởng cách đây một thập niên: nước Trung Quốc XHCN đã tiến hành vụ IPO lớn nhất trong lịch sử Phố Wall. (Vụ IPO của GM sau đó đã vượt lên trên).
Đợt phát hành này thu về 22 tỷ USD, giá trị của thể chế tài chính này được định giá ở mức gần 100 tỷ USD, biến nó trở thành một trong những ngân hàng giá trị nhất thế giới. Vụ IPO của Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc là một biểu tượng khác cho thấy sự thịnh vượng của Trung Quốc.
Ag Bank thậm chí còn không phải là thể chế tài chính lớn nhất Trung Quốc, xét về tỷ lệ vốn hóa trên thị trường. Ag Bank chỉ xếp thứ ba. Ông Xiang Junbo, nhà viết kịch bản nổi tiếng và chiến sĩ anh hùng, đứng đầu ngân hàng này. Ag Bank có 24.000 chi nhánh, 441.000 nhân viên và 320 triệu khách hàng – lớn hơn cả dân số của Mỹ.
tle=”” alt=”” src=”http://vef.vn/assets/images/agriculturebank.jpg”>
6. Unilever mua Alberto Culver
Đây là một thương vụ đầy “bọt xà phòng” trong đó. Vụ mua lại Alberto Culver trị giá 3,7 tỷ USD của Unilever hồi tháng Chín đã đưa nhà sản xuất Dove, Pond's và nhà sản xuất sản phẩm chăm sóc tóc TRESumme và VO5 lại với nhau. Các mặt hàng tiêu dùng vẫn khá chạy trong nền kinh tế yếu kém.
Vì thế cũng dễ hiểu khi tập đoàn của Hà Lan muốn mở rộng sang lĩnh vực dầu gội đầu, thứ mà với nhiều người không thể thiếu trong danh mục sản phẩm của gia đình, ngay cả trong giai đoạn suy thoái.
tle=”” alt=”” src=”http://vef.vn/assets/images/albertoculver.jpg”>
7. Huyền thoại Warren Buffett chọn “truyền nhân”
Việc thuê một giám đốc đầu tư thường không phải chuyện gì lớn lắm. Nhưng một vị giám đốc quỹ phòng vệ được chọn để thay thế huyền thoại 80 tuổi Warren Buffett lại là chủ đề bàn tán của cả thế giới. Todd Combs sẽ chấm dứt nhiệm vụ tại quỹ phòng vệ Point Capital Management ở Greenwich, Connecticut, cuối năm 2010 để gia nhập Berkshire Hathaway của Buffett.
Buffett hiện đang là giám đốc điều hành và giám đốc đầu tư tại công ty bảo hiểm và đầu tư của ông. Nhưng nhiều người cho rằng Berkshire sẽ chia nhỏ công việc của Buffett thành hai khi ông về hưu. Ba năm trước, Buffett cho biết công ty ông có nhiều lựa chọn tốt cho người kế nhiệm ông giữ cương vị CEO, nhưng vẫn cần phải thuê người có thể đảm trách vai trò quản lý tài chính.
Buffett đã nâng đỡ Combs tại Castle Point năm năm trước bằng cách tìm cho Combs vốn khởi sự từ một công ty đầu tư tư nhân. Quỹ chính của Combs tăng 34% trong năm năm qua, tốt hơn nhiều nhóm trong Standard & Poors 500 ở cùng giai đoạn vốn đã suy giảm hơn 5%. Nhưng Buffett có thể đã chọn Combs vì những gì ông chưa đầu tư vào. Quỹ của Comps chuyên đầu tư vào các công ty dịch vụ tài chính.
Ông không “dính phải” một danh sách dài các công ty gặp “biến cố” lớn trong ba năm qua, bao gồm AIG, Bear Stearns, Fannie Mae, Freddie Mac, Lehman Brothers hay Washington Mutual. “Đừng đánh mất tiền” là một trong những nguyên tắc đầu tư cổ điển của Warren Buffett.
tle=”” alt=”” src=”http://vef.vn/assets/images/warrenbuffett.jpg”>
8. Công ty đầu tư tư nhân 3G mua Burger King
Kinh doanh thức ăn nhanh cũng đóng góp một thương vụ bất ngờ trong năm 2010. Cuối mùa hè năm ngoái, công ty đầu tư tư nhân 3G của Brazil chi 3,3 tỷ USD mua lại hãng thức ăn nhanh Burger King (BK). Vụ mua lại này là dấu hiệu nữa cho thấy thị trường kinh doanh thức ăn nhanh đang phát triển hết sức nóng. Những chuỗi thức ăn cao cấp như Five Guys và Fatburger đang mở rộng nhanh chóng.
Ngay cả một số đầu bếp và quản lý nhà hàng sang trọng cũng đang mở những liên doanh thức ăn nhanh. Burger King là thương vụ mua bán công ty thức ăn nhanh thứ hai của năm.
Trong tháng Hai, công ty đầu tư tư nhân Apollo đã chi gần 700 triệu USD mua lại chuỗi nhà hàng CKE Restaurants, công ty sở hữu các đối thủ của BK là Carl's Jr. và Hardee's. Mặc dù nhu cầu thức ăn nhanh đang rất lớn, nhưng BK vẫn khốn đốn, doanh thu suy giảm suốt hơn một năm qua. Vài năm trước, ban giám đốc BK quyết định tái tập trung vào khách hàng trung thành tuổi từ 18-34.
Nhưng nhóm tuổi đó đã phải chịu cảnh mất việc cao nhất trong giai đoạn suy thoái. Các ông chủ mới của BK nói họ sẽ mang tăng trưởng trở lại từ bên ngoài nước Mỹ. Burger King vẫn đang có 2/3 doanh thu từ Mỹ và Canada. McDonald đa dạng hơn với 35% doanh thu tại Mỹ.
tle=”” alt=”” src=”http://vef.vn/assets/images/burgerking.jpg”>
9. Southwest mua Airtran
Có nhiều hơn một vụ sáp nhập “trên bầu trời” trong năm 2010. Trong một thỏa thuận đầy bất ngờ, Southwest, công ty vận tải giá rẻ lớn nhất của Mỹ, đã mua lại đối thủ nhỏ hơn là AirTran với giá 1,4 tỷ USD. Thỏa thuận này sẽ mở rộng tầm hoạt động địa lý của Southwest.
Hầu hết các tuyến bay của AirTran đều ở phía Đông Bắc, nơi Southwest tương đối yếu. Nhưng đó cũng là một phản ứng nữa trước các vụ sáp nhập hàng không mới đây khác, bao gồm cả cuộc hôn nhân giữa United và Continental, vụ mua lại Northwest của Delta năm 2009.
Southwest thấy cần thiết phải tăng thêm quy mô để đảm bảo tính cạnh tranh. Nhu cầu cắt giảm số lượng chỗ ngồi là động lực đằng sau sau thỏa thuận này. Nhiều năm qua, ngành hàng không đã có quá nhiều máy bay theo đuổi quá ít khách hàng, giết chết lợi nhuận. Điều đó đang thay đổi. Dù vậy, với hành khách, kết quả sẽ vẫn là giá vé trung bình cao hơn.
tle=”” alt=”” src=”http://vef.vn/assets/images/southwestairtran.jpg”>
10. IBM bán trái phiếu 1%
tle=”” alt=”” src=”http://vef.vn/assets/images/ibm.jpg”>
Với những công ty chờ đợi vay mượn, lúc nền kinh tế yếu kém cùng chính sách duy trì lãi suất cực thấp chính là thời cơ không thể bỏ qua.Thực tế đó càng được củng cố mùa hè này khi IBM thu về 1,5 tỷ USD bán trái phiếu với mức lãi suất thấp chỉ 1%. Kể từ đó, một loạt các công ty lớn khác cũng bán trái phiếu với mức lãi suất tương đương.
Nhưng vào thời điểm đó, trái phiếu IBM có lãi suất thấp nhất trong hơn 3.400 chứng khoán thuộc chỉ số Capital U.S. Corporate Index của Barclay. Hai năm trước, tưởng như tất cả nợ của Mỹ đều là nợ rủi ro cao. Các nhà đầu tư đòi lãi suất cao hơn với thậm chí nợ an toàn nhất.
Thương vụ của IBM chính là một dấu hiệu quan trọng nữa cho thấy nền kinh tế Mỹ đang dần cải thiện.
Theo VietNamNet
Ý kiến ()