10 sự kiện trong nước nổi bật năm 2017
Khép lại năm 2017, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam bình chọn 10 sự kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội nổi bật của đất nước.
1. Hoàn thành 13 chỉ tiêu phát triển kinh tế – xã hội
Lần đầu tiên sau nhiều năm, 13/13 chỉ tiêu phát triển kinh tế – xã hội đặt ra đã hoàn thành và vượt kế hoạch, trong đó có những chỉ tiêu quan trọng trước đây rất khó đạt được như: Tổng mức đầu tư xã hội, chỉ số giá tiêu dùng, bội chi. GDP tăng trưởng khoảng 6,7%. Đây là dấu mốc đáng nhớ, vì kể từ năm 2009 đến nay, tăng trưởng GDP của Việt Nam đều không vượt qua mốc 6,7%. Điểm sáng nữa trong bức tranh kinh tế năm 2017 là xuất khẩu tăng mạnh (21%), đặc biệt xuất khẩu thủy sản và rau, củ quả đạt mức ấn tượng trên 41%.
Cùng với đó, năm 2017, kinh tế vĩ mô được duy trì ổn định, lạm phát được kiểm soát ở mức dưới 4%; tăng trưởng tín dụng ở mức hợp lý; lãi suất giảm từ 0,5-1%; tỷ giá và thị trường ngoại tệ ổn định; dự trữ ngoại hối tăng; thị trường chứng khoán khởi sắc; nợ công trong giới hạn quy định; kinh tế vĩ mô ổn định; môi trường kinh doanh được cải thiện đáng kể; thu ngân sách và các cân đối lớn của nền kinh tế đều đạt yêu cầu đề ra. Những kết quả này tạo đà thuận lợi đưa đất nước tiếp tục phát triển bền vững, hoàn thành thắng lợi Nghị quyết Đại hội XII của Đảng.
2. Nhiều dấu ấn đậm nét trong công tác xây dựng Đảng
Ngày 3/6/2017, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ký ban hành Nghị quyết số 10-NQ/TW, Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, trong đó xác định vai trò quan trọng của kinh tế tư nhân, trở thành động lực của kinh tế thị trường định hướng XHCN. Nghị quyết này đi vào cuộc sống sẽ cổ vũ, động viên mạnh mẽ 500.000 doanh nghiệp tư nhân tiếp tục phát triển lành mạnh, đúng hướng và bền vững; đặc biệt sẽ thổi bùng tinh thần khởi nghiệp, đổi mới, sáng tạo của hàng triệu lao động có trí tuệ, tâm huyết, để đến năm 2030, nước ta có ít nhất 2 triệu doanh nghiệp tư nhân và kinh tế tư nhân chiếm tỷ trọng 60-65% GDP cả nước.
Năm 2017 cũng đánh dấu những bước chuyển quan trọng trong việc đổi mới, sắp xếp lại bộ máy chính trị, tạo chuyển biến bước đầu trong việc tinh giản tổ chức bộ máy, biên chế. Nghị quyết số 18-NQ/TW được Hội nghị Trung ương 6 khóa XII thông qua đã thể hiện quyết tâm chính trị của toàn Đảng và chắc chắn sẽ đem đến một luồng gió mới, tạo bước đột phá trong đổi mới, sắp xếp lại tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.
Trong năm qua, hàng loạt cán bộ lãnh đạo chủ chốt đã bị kỷ luật.
Cũng trong năm qua, Ban Chỉ đạo Trung ương phòng chống tham nhũng do Tổng Bí thư làm Trưởng ban trực tiếp theo dõi, chỉ đạo nhiều đại án kinh tế, tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp và đã được xử lý nghiêm minh, như: Vụ án Hà Văn Thắm và 50 đồng phạm tại Oceanbank; vụ án Châu Thị Thu Nga và 9 đồng phạm tại Công ty Housing Group… Việc cho thôi giữ chức Ủy viên Bộ Chính trị, tạm đình chỉ nhiệm vụ Đại biểu Quốc hội, khởi tố và bắt tạm giam ông Đinh La Thăng, làm rõ sai phạm liên quan đến nhiều lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam, buộc các tổ chức, cá nhân liên quan phải chịu trách nhiệm trước pháp luật; xử lý nghiêm cả cán bộ lãnh đạo cao cấp, đương chức hay nghỉ hưu, ở Trung ương và địa phương, thể hiện rõ không có “vùng cấm” trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực. Hành động quyết liệt của người đứng đầu Đảng đã khơi lại niềm tin và sự kỳ vọng vào một bộ máy lãnh đạo đất nước ngày càng trong sạch.
3. Hoạt động đối ngoại hiệu quả, nâng cao vị thế Việt Nam
2017 là một năm chứng kiến những hoạt động đối ngoại sôi động, thành công và ghi đậm nhiều dấu ấn của Việt Nam, tiếp tục đưa nước ta hội nhập quốc tế sâu rộng hơn, góp phần nâng cao vị thế của đất nước trên trường quốc tế.
Quan hệ song phương với các đối tác tiếp tục được đẩy mạnh, đi vào chiều sâu, hiệu quả. Nhiều chuyến thăm, tiếp xúc cấp cao tới các nước láng giềng, khu vực, bạn bè truyền thống và các đối tác tiềm năng được thực hiện: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm chính thức Trung Quốc (1/2017); Chủ tịch nước Trần Đại Quang thăm chính thức Belarus và Liên bang Nga (6/2017); Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm Hoa Kỳ (5/2017); Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân thăm chính thức Thụy Điển, Hungarry, Cộng hòa Séc (4/2017)…
Các hoạt động đối ngoại hiệu quả trong năm 2017 góp phần nâng cao vị thế Việt Nam trên trường quốc tế.
Bên cạnh đó, Việt Nam đã đón nhiều đoàn lãnh đạo cấp cao các nước đến thăm: chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình (11/2017), Tổng thống Mỹ Donald Trump (11/2017), Thủ tướng Nhật Bản (1/2017)…
2017 cũng là năm của nhiều dấu mốc ngoại giao quan trọng: “Năm Đoàn kết hữu nghị Việt Nam – Lào, Lào – Việt Nam” kỷ niệm 55 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước (5/9/1962 – 5/9/2017) và 40 năm Ngày ký Hiệp ước Hữu nghị và hợp tác Việt Nam – Lào (18/7/1977 – 18/7/2017); Kỷ niệm 40 năm Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc; Kỷ niệm 50 năm thành lâp ASEAN và 22 năm Việt Nam gia nhập ASEAN… Nhiều hoạt động phong phú, sinh động đã được tổ chức nhân kỷ niệm các sự kiện quan trọng này.
Cùng với những thành tựu nổi bật của ngoại giao chính trị, ngoại giao kinh tế, các trụ cột quan trọng khác của ngoại giao Việt Nam, như: Ngoại giao văn hóa, công tác người Việt Nam ở nước ngoài… được triển khai tích cực, đạt nhiều kết quả quan trọng. Các hoạt động này đã khẳng định chính sách đối ngoại nhất quán và quyết tâm hội nhập quốc tế sâu rộng, toàn diện, góp phần tiếp tục duy trì môi trường hòa bình, ổn định, tạo thuận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
4. Năm APEC 2017: Động lực mới, tầm nhìn mới cho tương lai
Với chủ đề “Tạo động lực mới, cùng vun đắp tương lai chung”, Năm APEC 2017, mà đỉnh cao là Tuần lễ Cấp cao APEC lần thứ 25 tại Đà Nẵng, đã thành công tốt đẹp trên mọi phương diện, đưa Việt Nam trở thành tâm điểm chú ý của cả thế giới.
Việc Việt Nam lần thứ hai đăng cai tổ chức năm APEC trong vòng hơn 10 năm qua là một minh chứng sinh động cho sự tín nhiệm của bạn bè quốc tế đối với Việt Nam cũng như nỗ lực hội nhập quốc tế toàn diện và sâu rộng của Việt Nam.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang và các Trưởng đoàn các nền kinh tế thành viên APEC
chụp ảnh chung.
Trong toàn bộ 243 hoạt động mà Việt Nam tổ chức trong Năm APEC 2017 đã có hơn 21.000 đại biểu tham dự, riêng Tuần lễ Cấp cao khoảng 11.000 người, thể hiện sự quan tâm, coi trọng của khu vực và thế giới đối với Việt Nam và APEC.
Tuần lễ Cấp cao đã thông qua 8 văn kiện chung, nổi bật là Tuyên bố cấp cao Đà Nẵng và Tuyên bố chung Hội nghị liên Bộ trưởng Ngoại giao – Kinh tế, đã chứng tỏ cam kết mạnh mẽ của các thành viên đối với các mục tiêu và giá trị cốt lõi của APEC là thúc đẩy tự do hóa thương mại và đầu tư, ủng hộ hệ thống thương mại đa phương.
Năm APEC Việt Nam 2017 với nhiều dấu ấn mang tính lịch sử đã góp phần nâng cao vị thế của đất nước, khẳng định năng lực chủ động đóng góp xây dựng, định hình các thể chế đa phương, góp phần hiện thực hóa mục tiêu chung của APEC về xây dựng châu Á – Thái Bình Dương hòa bình, ổn định, năng động, gắn kết và thịnh vượng.
5. Đại hội 3 tổ chức chính trị – xã hội
* Diễn ra từ ngày 7 đến 9/3/2017, tại Hà Nội, Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ XII đã thông qua 7 chỉ tiêu cơ bản của nhiệm kỳ 2017- 2022. Đại hội đã bầu 161 Ủy viên Ban Chấp hành Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam khóa XII; đồng chí Nguyễn Thị Thu Hà được tín nhiệm bầu giữ chức Chủ tịch Hội, nhiệm kỳ 2017 – 2022.
* Với tinh thần “Tuổi trẻ Việt Nam tiên phong, bản lĩnh, đoàn kết, sáng tạo và phát triển”, Đại hội đại biểu toàn quốc Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh lần thứ XI diễn ra từ ngày 10 – 13/12/2017, tại Hà Nội. 999 cán bộ, đoàn viên ưu tú tham dự Đại hội đã thảo luận, đánh giá công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi nhiệm kỳ 2012 – 2017, đề ra 11 nhiệm vụ trọng tâm và 7 giải pháp cơ bản cho nhiệm kỳ tới. Đại hội cũng đã bầu ra Ban Chấp hành Trung ương Đoàn khóa XI gồm 151 đồng chí; đồng chí Lê Quốc Phong, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng tiếp tục được tín nhiệm bầu giữ chức Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đoàn, nhiệm kỳ 2017 – 2020.
Đại hội đại biểu toàn quốc Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh lần thứ XI diễn ra từ ngày 10 – 13/12/2017.
* Đại hội Cựu chiến binh Việt Nam lần thứ VI, nhiệm kỳ 2017 – 2022 diễn ra trong 3 ngày từ 13 – 15/12/2017 với 516 đại biểu chính thức thay mặt cho gần 3 triệu hội viên cả nước. Với chủ đề: “Phát huy bản chất truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ” trung thành – đoàn kết, gương mẫu – đổi mới; xây dựng hội trong sạch vững mạnh, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ”, Đại hội đã tiến hành tổng kết đánh giá việc thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ V, đồng thời đề ra phương hướng cho nhiệm kỳ tới. Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Trung ương Hội khóa VI gồm 98 đồng chí. Thượng tướng Nguyễn Văn Được tiếp tục được tín nhiệm bầu giữ chức Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam khóa VI, nhiệm kỳ 2017 – 2022.
6. Hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn của Quốc hội nâng cao
Năm 2017, Quốc hội khóa XIV đã tiến hành Kỳ họp thứ 3 và Kỳ họp thứ 4 theo tinh thần đổi mới trên tất cả các mặt về công tác lập pháp, giám sát tối cao và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước. Đặc biệt, qua Kỳ họp thứ 4, hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn được nâng cao. Số lượng đại biểu Quốc hội chất vấn nhiều nhất từ trước đến nay, và Thủ tướng Chính phủ cũng dành nhiều thời gian nhất để trực tiếp trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội.
Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV.
Qua chất vấn cho thấy, các nhóm vấn đề chất vấn được Quốc hội lựa chọn đều là những vấn đề được đông đảo cử tri và dư luận xã hội quan tâm. Các phiên chất vấn đã diễn ra trong không khí dân chủ, sôi nổi và xây dựng, đã có nhiều lượt đại biểu đặt câu hỏi chất vấn và tham gia tranh luận. Điều này vừa thể hiện bản lĩnh, vừa thể hiện tinh thần trách nhiệm, sự nhiệt tình của các đại biểu, thể hiện sự chuyển biến từ Quốc hội tham luận sang Quốc hội tranh luận.
7. Lần đầu tiên Việt Nam giành 4 Huy chương Vàng Olympic Toán quốc tế
Năm 2017 là năm đầu tiên Việt Nam giành 4 Huy chương Vàng Olympic Toán học quốc tế và có kết quả cao nhất trong lịch sử 43 năm Việt Nam tham dự kỳ Olympic này.
Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã chính thức công bố dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục Đại học để lấy ý kiến trước khi trình Chính phủ.
6 thí sinh đội tuyển quốc gia Việt Nam đều giành Huy chương tại kỳ thi Olympic toán học quốc tế 2017.
Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục Đại học đề xuất một số nội dung đáng chú ý như: Các phương án về công nhận hiệu trưởng và hiệu phó, trường đại học tự quyết định mức học phí…
Cuối tháng 7/2017, Ban Chỉ đạo đổi mới chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông đã chính thức thông qua Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể. Chương trình giáo dục phổ thông được chia thành hai giai đoạn: giai đoạn giáo dục cơ bản (từ lớp 1 đến lớp 9) và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp (từ lớp 10 đến lớp 12). Hệ thống môn học và hoạt động giáo dục của chương trình giáo dục phổ thông gồm các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc, các môn học tự chọn.
8. Áp dụng thành công nhiều tiến bộ trong y học
Họp báo công bố lần đầu tiên Việt Nam ghép thành công tế bào gốc tạo máu từ máu ngoại vi không cùng huyết thống.
Năm 2017 là một năm diễn ra nhiều sự kiện y tế quan trọng đánh dấu sự tiến bộ của ngành Y học nước nhà, như: Thực hiện thành công ca ghép phổi đầu tiên tại Bệnh viện 103, Học viện Quân Y; Áp dụng thành công phương pháp chữa vô sinh mới là nong vòi tử cung bằng catheter qua nội soi buồng trứng tử cung kết hợp với nội soi ổ bụng, tại bệnh viện Phụ sản Trung ương; Ghép thành công tế bào gốc không cùng huyết thống đầu tiên, tại Bệnh viện Truyền máu – Huyết học TP. Hồ Chí Minh. Đây là một bước tiến trong công tác điều trị, mở ra hướng đi mới và hy vọng chữa khỏi bệnh cho bệnh nhân mắc các bệnh lý ác tính không tìm được người cho tế bào gốc cùng huyết thống phù hợp; Bệnh viện Nhi Trung ương đã điều trị thành công cho một bệnh nhi bị dị dạng nang tuyến phổi kèm theo lõm ngực bẩm sinh rất hiếm gặp bằng phương pháp dùng robot phẫu thuật hiện đại.
9. Thêm 2 di sản Việt Nam được UNESCO vinh danh
Phiên họp của Ủy ban Liên Chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ Di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 12 của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) diễn ra trong hai ngày 7 và 8/12 tại Hàn Quốc, đã nhất trí ghi danh hồ sơ “Nghệ thuật Bài Chòi Trung Bộ Việt Nam” và “Hát Xoan Phú Thọ” của Việt Nam là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Trong đó, Hát Xoan Phú Thọ được chuyển từ danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp sang danh mục di sản trên nhờ những nỗ lực to lớn trong việc khôi phục, bảo tồn và phát huy di sản này suốt sáu năm qua.
Trình diễn hát Xoan Phú Thọ.
Đây là sự kiện mang ý nghĩa lớn, tôn vinh các giá trị văn hóa độc đáo và khẳng định tính hiệu quả trong công tác bảo tồn, phát huy các giá trị di sản của Việt Nam. Đến thời điểm này, Việt Nam đã có tổng cộng 12 di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
10. Thể thao Việt Nam tiếp tục gặt hái nhiều thành tích
Lực sĩ cử tạ Lê Văn Công giành huy chương Vàng giải vô địch cử tạ người khuyết tật thế giới 2017.
Theo dangcongsan
Ý kiến ()