10 sự kiện quốc tế nổi bật năm 2019
2. Các hiệp định thương mại mà Việt Nam tham gia đạt bước tiến quan trọng như:đàm phán về Hiệp định Ðối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) về cơ bản hoàn tất, Hiệp định Ðối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có hiệu lực đối với Việt Nam; Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam – EU (EVIPA) được ký kết.
3. Căng thẳng thương mại giữa các nền kinh tế lớnnhư giữa Mỹ và Trung Quốc, Mỹ và EU, Nhật Bản và Hàn Quốc… diễn biến phức tạp, tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, Mỹ và Trung Quốc có động thái hạ nhiệt căng thẳng khi đạt thỏa thuận thương mại giai đoạn 1. Trong khi đó, Hiệp định thương mại tự do châu Phi (AfCFTA) có hiệu lực mở ra cơ hội tăng cường hội nhập kinh tế cho châu Phi.
4. Tiến trình Anh rời Liên hiệp châu Âu – EU (Brexit), tiếp tục bị trì hoãn tới ngày 31-1-2020, bất chấp những nỗ lực đàm phán của các bên liên quan, đã khoét sâu thêm rạn nứt trong nội bộ nước Anh, đồng thời tác động tiêu cực đến triển khai chính sách kinh tế và đối ngoại của EU.
5. Căng thẳng ở vùng Vịnh gia tăng khi Mỹcáo buộc I-ran đứng sau vụ tiến công hai tàu chở dầu ở vùng Vịnh và hai cơ sở lọc dầu ở A-rập Xê-út. Oa-sinh-tơn gia tăng trừng phạt I-ran, trong khi Tê-hê-ran giảm dần cam kết, đe dọa phá vỡ thỏa thuận hạt nhân Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA).
6. Các cuộc gặp cấp cao Mỹ – Triều Tiêngóp phần làm dịu tình hình căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên, song chưa có bước đột phá lớn. Ðàm phán hạt nhân Mỹ – Triều Tiên bế tắc; Triều Tiên tiếp tục thử nghiệm vũ khí, chịu các biện pháp cấm vận của cộng đồng quốc tế.
7. Khu vực Mỹ la-tinh chứng kiến nhiều “bước ngoặt”, khi Cu-ba triển khai Hiến pháp mới, khẳng định lại mục tiêu cập nhật mô hình kinh tế – xã hội; Vê-nê-xu-ê-la, Ác-hen-ti-na khởi đầu nhiệm kỳ chính phủ mới với nhiều kỳ vọng. Trong khi đó, Bô-li-vi-a phải bầu cử lại; chính trị nội bộ Chi-lê, Pê-ru, Cô-lôm-bi-a, Goa-tê-ma-la, Ê-cu-a-đo… bất ổn do tranh cãi về các chính sách kinh tế, xã hội.
8. Tình hình Xy-ri phức tạp hơnvới việc Thổ Nhĩ Kỳ đưa quân vào miền bắc Xy-ri sau khi Mỹ rút binh sĩ khỏi đây. “Bộ ba” Nga – I-ran – Thổ Nhĩ Kỳ gia tăng vai trò tại Xy-ri, tiếp tục xúc tiến cơ chế đối thoại A-xta-na, thúc đẩy thành lập Ủy ban Hiến pháp Xy-ri, nhằm tìm giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng.
9. Xảy ra các cuộc chính biến ở nhiều nước châu Phi.Trong đó, Tổng thống Xu-đăng A.Ba-sia bị lật đổ sau 30 năm cầm quyền. Các cuộc biểu tình buộc Tổng thống An-giê-ri A.Bu-tê-phli-ca, 82 tuổi, từ chức. Làn sóng biểu tình đẩy một số nước chìm vào khủng hoảng kéo dài.
10. Nhiều vụ khủng bố, thiên tai, tai nạn nghiêm trọng xảy ranhư: loạt vụ đánh bom khủng bố đẫm máu ở Xri Lan-ca, các vụ cháy rừng ở Ðông – Nam Á và rừng A-ma-dôn, nắng nóng kỷ lục dẫn đến nhiều vụ cháy rừng ở Ô-xtrây-li-a, châu Âu… Chiếc máy bay Boeing 737 MAX 8 của Hãng hàng không Ethiopian Airlines rơi khiến 257 người chết.
Ý kiến ()