LSO-Công tác dân vận của Đảng ta luôn chiếm một vị trí quan trọng, thậm chí quyết định đến sự thành bại của cách mạng. Điều này cho thấy vì sao Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng công tác dân vận: “...Việc dân vận rất quan trọng. Dân vận kém thì việc gì cũng kém. Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”. Công tác dân vận vừa là tiền đề, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Nhận thức được điều đó, trong những năm qua, công tác dân vận trên địa bàn tỉnh ta đã phát huy tinh thần làm chủ của nhân dân, góp phần thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu kinh tế - xã hội, củng cố an ninh quốc phòng. Một trong những hoạt động của công tác này phải kể đến quá trình thực hiện công tác dân vận gắn với triển khai thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở.Tham quan mô hình quy hoạch xây dựng cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị -Lạng Sơn - Ảnh: Trí DũngVới phương châm “Lấy dân làm gốc”, “Dân biết, dân bàn, dân làm,...
LSO-Công tác dân vận của Đảng ta luôn chiếm một vị trí quan trọng, thậm chí quyết định đến sự thành bại của cách mạng. Điều này cho thấy vì sao Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng công tác dân vận: “…Việc dân vận rất quan trọng. Dân vận kém thì việc gì cũng kém. Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”.
Công tác dân vận vừa là tiền đề, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội. Nhận thức được điều đó, trong những năm qua, công tác dân vận trên địa bàn tỉnh ta đã phát huy tinh thần làm chủ của nhân dân, góp phần thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu kinh tế – xã hội, củng cố an ninh quốc phòng. Một trong những hoạt động của công tác này phải kể đến quá trình thực hiện công tác dân vận gắn với triển khai thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở.
|
Tham quan mô hình quy hoạch xây dựng cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị – Lạng Sơn – Ảnh: Trí Dũng |
Với phương châm “Lấy dân làm gốc”, “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, công tác dân vận được các cấp, các ngành trên địa bàn tỉnh gắn chặt chẽ với việc tổ chức quán triệt, học tập và triển khai thực hiện các chủ trương, biện pháp cụ thể của Đảng và Nhà nước ta. Đó là các văn bản quán triệt Chỉ thị số 30 – CT/TW ngày 18/2/1998 của Bộ Chính trị về xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; ngày 15/6/1998 UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch về triển khai thực hiện Quy chế dân chủ ở cấp xã, trong hoạt động của cơ quan; Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Chỉ thị số 16/CT-TU ngày 26/3/1999 về tổ chức triển khai Quy chế dân chủ ở cơ sở, đồng thời kiện toàn Ban chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ của tỉnh. Sau hơn 10 năm thực hiện (1998 – 2010), Quy chế dân chủ ở các loại hình cơ sở đã mang lại kết quả nhất định. Trước hết, làm thay đổi phương pháp lãnh đạo, quản lý, điều hành của chính quyền các cấp, làm chuyển biến về nhận thức của cán bộ, đảng viên, công chức trong hệ thống chính trị. Tinh thần làm chủ của cán bộ, công chức đã được phát huy, các vấn đề đều được đưa ra bàn bạc, tham gia ý kiến để thực hiện tốt. Các vấn đề như tổ chức hội nghị công nhân viên chức hàng năm, công khai tài chính, chế độ chính sách… ở các cơ quan, đơn vị đã trở thành nền nếp. Qua đây, từng bước phát huy được quyền làm chủ của nhân dân, góp phần củng cố, xây dựng chính quyền, cơ quan, đơn vị trong sạch vừng mạnh; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có đủ phẩm chất, năng lực làm việc có năng suất, chất lượng hiệu quả, đáp ứng yêu cầu đổi mới của đất nước.
Việc triển khai Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn đã được tiến hành ở 226/226 xã, phường, thị trấn trong toàn tỉnh; 100% thôn, khối phố đã xây dựng được hương ước, quy ước. Nhân dân được tham gia góp ý kiến với chính quyền về chủ trương, chính sách, chính quyền tạo điều kiện cho nhân dân tìm hiểu nắm bắt những thông tin có liên quan đến quyền lợi của công dân, tạo điều kiện cho nhân dân giám sát, kiểm tra hoạt động của chính quyền. Cụ thể là bàn và quyết định về kinh phí, mức đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế – xã hội, các chỉ tiêu, chương trình vay vốn xóa đói giảm nghèo, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, công khai các khoản đóng góp. Thông qua công tác này, các chương trình phát triển kinh tế – xã hội, phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, cuộc vận động ngày vì người nghèo…được nhân dân hưởng ứng tích cực. Minh chứng là đến nay tỉnh đã hỗ trợ nhà ở theo chương trình 134 trị giá trên 1.426 tỷ đồng; 70% số hộ gia đình được công nhận gia đình văn hóa, 75% số cơ quan được công nhận là cơ quan văn hóa. Hiện nay, 100% xã có đường ô tô đến trung tâm xã, 223/226 xã có điện lưới quốc gia, 80% hộ được xem truyền hình, 10% hộ khu vực thành phố và 55% hộ khu vực nông thôn được dùng nước hợp vệ sinh.
Như vậy, công tác dân vận gắn với thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở đã đề cao vai trò, tinh thần trách nhiệm của người đứng đầu, góp phần tích cực vào cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng chính quyền trong sạch vững mạnh; tạo bầu không khí dân chủ, cởi mở, gần gũi, gắn bó giữa Đảng, chính quyền với nhân dân; đồng thời phát huy tinh thần làm chủ và vai trò giám sát của nhân dân trong hoạt động của chính quyền.
Xuân Hương
Ý kiến ()