LSO-Thành phố Lạng Sơn có 8 đơn vị hành chính, trong đó, khu vực nông nghiệp, nông thôn (NNNT) tập trung tại 3 xã và vùng ven nội thành. Chỉ thị 63-CT/TW ngày 28/2/2001 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ (KH&CN) phục vụ CNH-HĐH NNNT ra đời như một luồng gió mới, từng bước góp phần làm thay đổi diện mạo NT thành phố.Công trình nước sạch sinh hoạt tại xóm Pác Cáp, xã Quảng LạcĐể triển khai có hiệu quả Chị thị 63, cấp ủy, chính quyền từ thành phố đến cơ sở đã xây dựng chương trình công tác và cụ thể hóa trong kế hoạch phát triển KT-XH hàng tháng, quý, năm với nhiều giải pháp tổ chức thực hiện. Theo đó, các phòng, ban, đoàn thể, UBND các phường, xã tăng cường tuyên truyền, vận động nhân dân nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của KH&CN trong sự nghiệp CNH-HĐH NNNT, tạo được sự đồng thuận cao về nhận thức và thống nhất trong hành động. Sau 10 năm thực hiện đã đạt được những kết quả rất phấn khởi. Sản xuất (SX) nông lâm...
LSO-Thành phố Lạng Sơn có 8 đơn vị hành chính, trong đó, khu vực nông nghiệp, nông thôn (NNNT) tập trung tại 3 xã và vùng ven nội thành. Chỉ thị 63-CT/TW ngày 28/2/2001 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ (KH&CN) phục vụ CNH-HĐH NNNT ra đời như một luồng gió mới, từng bước góp phần làm thay đổi diện mạo NT thành phố.
|
Công trình nước sạch sinh hoạt tại xóm Pác Cáp, xã Quảng Lạc |
Để triển khai có hiệu quả Chị thị 63, cấp ủy, chính quyền từ thành phố đến cơ sở đã xây dựng chương trình công tác và cụ thể hóa trong kế hoạch phát triển KT-XH hàng tháng, quý, năm với nhiều giải pháp tổ chức thực hiện. Theo đó, các phòng, ban, đoàn thể, UBND các phường, xã tăng cường tuyên truyền, vận động nhân dân nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của KH&CN trong sự nghiệp CNH-HĐH NNNT, tạo được sự đồng thuận cao về nhận thức và thống nhất trong hành động. Sau 10 năm thực hiện đã đạt được những kết quả rất phấn khởi. Sản xuất (SX) nông lâm nghiệp có bước phát triển khá, giá trị SX toàn ngành giai đoạn 2001-2010 liên tục tăng bình quân 4,84%/năm. Cơ cấu nội ngành chuyển dịch theo hướng tích cực, đã có một số sản phẩm trở thành hàng hóa. Thực hiện 18 đề tài nghiên cứu ứng dụng KH với kinh phí 1,965 tỷ đồng như đề án: hỗ trợ phát triển cây ngô trên đất ruộng; bảo tồn giống rau đặc sản; xây dựng mô hình thâm canh lúa tổng hợp…Các đề tài thành công đã và đang được nhân rộng gồm: nuôi nhím sinh sản, cây hạt dẻ, hồng Bảo Lâm, các giống hoa hồng chất lượng cao, nuôi gà an toàn sinh học…góp phần giải quyết một phần nhu cầu của địa phương, tăng thu nhập, tạo cho nông dân ý thức về SX hàng hóa, tạo sự liên kết 4 nhà (nhà nước, nhà khoa học, nhà nông, doanh nghiệp), thúc đẩy SX theo hướng CNH-HĐH. Xây dựng 28 mô hình hỗ trợ phát triển SX, góp phần thúc đẩy tăng trưởng KT-XH, giảm nghèo ở khu vực NT, cải thiện môi trường, đảm bảo an ninh lương thực, ổn định chính trị và trật tự xã hội trên địa bàn. Từ năm 2006 đến hết năm 2010 đã tổ chức được 96 lớp dạy nghề cho 3.188 học viên với tổng kinh phí hỗ trợ 1,19 tỷ đồng; cử 516 lượt cán bộ cấp xã và 142 lượt cán bộ không chuyên trách ở xã, thôn, khối phố đi đào tạo, bồi dưỡng tại các trường chuyên nghiệp trong và ngoài tỉnh. Trong giai đoạn 2001-2010, tổ chức tập huấn KHKT cho nông dân được 168 lớp với 7.748 lượt người. Cơ sở hạ tầng NNNT được quan tâm đầu tư, xây dựng mới 16 công trình, sửa chữa 7 công trình thủy lợi, kiên cố hóa được 5.148m mương. Đến nay, 60% diện tích canh tác chủ động được nguồn nước. Hỗ trợ xi măng xây dựng các công trình, bể chứa nước tự chảy, nguồn nước ngầm, nâng tỷ lệ hộ NT được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh từ 79% năm 2000 lên 92% năm 2010. Xây dựng được 212 hầm bioga. Đã bê tông hóa và đưa vào sử dụng 481 tuyến đường tại các khối, thôn với tổng chiều dài 78,859km, đến nay, kết cấu hạ tầng kỹ thuật của 8 phường, xã được xây dựng tương đối hoàn chỉnh. 100% khối, thôn có điện lưới quốc gia, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Lĩnh vực văn hóa-xã hội được quan tâm đầu tư, công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân ngày càng được chú trọng, chất lượng khám chữa bệnh không ngừng được nâng cao. Hệ thống giáo dục được củng cố, thường xuyên quan tâm đến chất lượng dạy và học, đến nay, toàn thành phố có 17 trường đạt chuẩn quốc gia.
|
Đường giao thông được bê tông hóa về thôn Bình Cằm, xã Mai Pha, thành phố Lạng Sơn |
Phát huy kết quả đã đạt được, trong những năm tiếp theo, thành phố Lạng Sơn tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng KH&CN vào thực tiễn trên các lĩnh vực SXNN, tiểu thủ công nghiệp, cơ khí hóa trong NN, tạo ra sản phẩm hàng hóa có chất lượng tốt, hiệu quả kinh tế cao. Phấn đấu cơ bản hoàn thành bê tông hóa đường giao thông nông thôn, đến năm 2015 có 2/3 xã đạt chuẩn NT mới, 100% trường trung học và tiểu học đạt chuẩn quốc gia. Tiếp tục nâng cao trình độ, kiến thức cho nông dân thông qua công tác dạy nghề, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến công. Khuyến khích phát triển đội ngũ cán bộ KH trong nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao KH&CN…
Minh Thảo
Ý kiến ()