LSO-Tuy cũng là một huyện có tới trên 80% dân số sống ở khu vực nông thôn, chủ yếu là nông dân, song từ lâu, Hữu Lũng đã có phong trào chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, mùa vụ khá phát triển và hiệu quả. Chính vì vậy, với những lợi thế từ sự năng động, sáng tạo trong tư duy làm kinh tế của người dân, từ khi thực hiện Chỉ thị 63- CT/TW ngày 28/2/2001 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, việc phát triển nông lâm nghiệp ở Hữu Lũng đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận.Chăm sóc cà chua vụ đông - Ảnh: Thanh Luyện10 năm qua, dưới sự chỉ đạo, lãnh đạo của Huyện ủy, UBND huyện, việc đẩy mạnh phát triển nông lâm nghiệp, đặc biệt là ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất được triển khai mạnh mẽ tới cơ sở. Từ năm 2005 – 2008, Hữu Lũng đã triển khai đề tài nghiên cứu vườn nhãn, vải, xử lý cho nhãn ra hoa trái...
LSO-Tuy cũng là một huyện có tới trên 80% dân số sống ở khu vực nông thôn, chủ yếu là nông dân, song từ lâu, Hữu Lũng đã có phong trào chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, mùa vụ khá phát triển và hiệu quả.
Chính vì vậy, với những lợi thế từ sự năng động, sáng tạo trong tư duy làm kinh tế của người dân, từ khi thực hiện Chỉ thị 63- CT/TW ngày 28/2/2001 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, việc phát triển nông lâm nghiệp ở Hữu Lũng đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận.
|
Chăm sóc cà chua vụ đông – Ảnh: Thanh Luyện |
10 năm qua, dưới sự chỉ đạo, lãnh đạo của Huyện ủy, UBND huyện, việc đẩy mạnh phát triển nông lâm nghiệp, đặc biệt là ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất được triển khai mạnh mẽ tới cơ sở. Từ năm 2005 – 2008, Hữu Lũng đã triển khai đề tài nghiên cứu vườn nhãn, vải, xử lý cho nhãn ra hoa trái vụ, xử lý rải vụ vải do Viện nghiên cứu rau quả chủ trì. Bên cạnh đó, Hữu Lũng còn triển khai một số chương trình do Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện làm chủ đề tài và được Sở Khoa học và Công nghệ đầu tư nghiên cứu, ứng dụng như : ứng dụng trồng nấm thương phẩm; thử nghiệm nuôi cá Lăng Chấm; nuôi dế sinh sản… Đây là những đề tài được đánh giá cao và được đánh giá là có giá trị ứng dụng tại huyện.
Đối với người dân nông thôn, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng đem lại hiệu quả dễ nhận thấy nhất chính là các giống lúa, ngô lai mới cho năng suất, sản lượng cao hơn hẳn giống truyền thống. Từ năm 2001 – 2005, Hữu Lũng bắt đầu đưa vào trồng thử nghiệm giống lúa lai Bồi tạp sơn thanh, Bồi tạp 49 và Nhị ưu 838. Tiếp đó là một số giống lúa lai khác như : Nam ưu 63, Nam ưu 64, Syl – 6, BIO 404… Kết quả đã đưa được các giống lúa Bồi tạp sơn thanh, Bồi tạp 49, Nhị ưu 838, Sán ưu 63 vào sản xuất trên diện rộng, nhất là các giống Nhị ưu 838, Nam ưu 63, Sán ưu 63. Hai giống lúa lai mới Syl – 6 và BIO 404 cũng cho kết quả rất khả quan, có triển vọng được đưa vào cơ cấu giống lúa tại huyện những năm tới. Nhiều giống ngô lai mới có khả năng thích ứng, chống chịu sâu bệnh, năng suất cao đã được đưa vào sản xuất trên diện rộng, điển hình như giống Bioseed 9689 có năm đạt đến 40% diện tích trồng ngô toàn huyện. Đáng chú ý là hai giống ngô lai mới đưa vào trình diễn trong năm 2009 – 2010 là NK 66, NK 67 đã cho thấy những ưu điểm vượt trội, được nhiều nông dân quan tâm.
|
Phát triển chăn nuôi lợn tại hộ gia đình ở huyện Hữu Lũng – Ảnh: Đỗ Hoạt |
Từ năm 2002 đến 2010, ngành chức năng của huyện đã phối hợp với Chi cục Bảo vệ thực vật triển khai tập huấn kiến thức, kỹ thuật chăm sóc cây vải, nhãn cho nông dân các xã có nhiều vải, nhãn như Minh Hòa, Hòa Thắng, Đồng Tân và nhiều na như Hòa Lạc, Kai Kinh, Yên Vượng. Qua đó, nhiều nông dân đã mạnh dạn ứng dụng kỹ thuật để nâng cao hiệu quả chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, làm gia tăng đáng kể hiệu quả lao động sản xuất.
Trong lĩnh vực chăn nuôi, trồng rừng, Hữu Lũng cũng đã đạt được những bước tiến đáng ghi nhận với các mô hình trang trại chăn nuôi, trồng rừng quy mô ngày càng lớn. Đặc biệt là các mô hình chăn nuôi gà an toàn sinh học với quy mô hàng nghìn con.
Có thể khẳng định, qua 10 năm thực hiện Chỉ thị 63 – CT/TW, với sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện ủy, UBND và nỗ lực của các phòng, ban chức năng, Hữu Lũng đã đạt được những tiến bộ quan trọng trong ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất. Phần lớn nông dân đã có nhận thức cao hơn trong việc ứng dụng kiến thức khoa học vào sản xuất. Đây cũng chính là tiền đề, động lực quan trọng thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn huyện trong thời gian tới.
Xuân Hoàng
Ý kiến ()